Suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới là gì? Các công bố khoa học về Suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới

Suy tĩnh mạch mãn tính (CVI) là một tình trạng mạch máu dưới của cơ thể trở về tim không hoạt động hiệu quả. CVI thường gây ra các triệu chứng như sưng, đau và ...

Suy tĩnh mạch mãn tính (CVI) là một tình trạng mạch máu dưới của cơ thể trở về tim không hoạt động hiệu quả. CVI thường gây ra các triệu chứng như sưng, đau và mệt mỏi ở chân. Điều trị CVI bao gồm thay đổi lối sống, đeo bao cường chân và thuốc điều trị tăng tuần hoàn máu.
CVI thường do van tĩnh mạch không hoạt động hiệu quả, dẫn đến hiện tượng máu trở về tim không trơn tru, gây nên sự sưng, đau và mệt mỏi. Ăn uống cân đối, vận động đều đặn, duy trì trọng lượng lí tưởng và tránh đứng hoặc ngồi quá lâu có thể giúp giảm thiểu triệu chứng CVI. Ngoài ra, việc tập vận động nhẹ nhàng như yoga, bơi lội cũng có thể cải thiện tình trạng CVI. Nếu triệu chứng trở nên nghiêm trọng, cần tư vấn và điều trị từ bác sĩ chuyên khoa tĩnh mạch.
CVI có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh và nếu không được điều trị, có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng như viêm loét và viêm tĩnh mạch. Một số biện pháp phòng ngừa bao gồm giảm cân nếu cần thiết, tránh mang quần áo chật, giày cao gót và thực hiện các động tác vận động tốt cho tĩnh mạch như đứng dậy, đi bộ và nâng cao chân khi nằm nghỉ. Điều quan trọng nhất là tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và kế hoạch điều trị phù hợp.

Danh sách công bố khoa học về chủ đề "suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới":

Chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới
Đặt vấn đề: Suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới (STMMTCD) là vấn đề toàn cầu. Bệnh ảnh hưởng lớn lên chất lượng cuộc sống (CLCS), là gánh nặng cho quốc gia - y tế. Thực trạng tại Việt Nam CLCS bệnh nhân chưa được quan tâm. Nghiên cứu khảo sát CLCS và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân STMMTCD nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc cũng như sức khỏe bệnh nhân. Mục tiêu: Xác định điểm số CLCS và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân STMMTCD. Phương pháp nghiên cứu: tiền cứu mô tả cắt ngang, khảo sát trên 68 người STMMTCD được chọn ngẫu nhiên, tuổi từ 18 đến khám tại BV Đại học Y Dược. Phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân, sử dụng bộ câu hỏi SF-36. Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến đo lường mối liên quan giữa CLCS và các yếu tố. Kết quả: Bệnh nhân STMMTCD có điểm số sức khỏe thể chất (51,56±14,53), sức khỏe tâm thần (53,91±15,20), CLCS chung (52,74±10,30). Yếu tố liên quan đến CLCS gồm giới, thu nhập, phân loại lâm sàng CEAP, vận động thể lực vừa sức và mang vớ y khoa. Kết luận: CLCS bệnh nhân STMMTCD bị suy giảm, cả thể chất lẫn tâm thần. Cần khuyến khích bệnh nhân vận động thể lực vừa sức và mang vớ y khoa giúp cải thiện CLCS.
#Suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới #Chất lượng cuộc sống #SF-36.
KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ SUY TĨNH MẠCH MẠN, GIÃN TĨNH MẠCH DƯỚI DA CHI DƯỚI BẰNG LASER NỘI TĨNH MẠCH TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115 TP.HCM
Đặt vấn đề: Suy tĩnh mạch mạn, giãn tĩnh mạch dưới da chi dưới khá thường gặp. Nghiên cứu tại TP.HCM có 40,6% người trên 50 tuổi có bệnh lý này. Đa số mắc bệnh giai đoạn đầu và được điều trị bảo tồn. Can thiệp ngoại khoa khi mắc bệnh độ 3; 4 trở lên. Hiện nay các phương pháp can thiệp nội mạch với cách điều trị bệnh ít xâm lấn được ưu tiên. Đặc biệt ứng dụng kỹ thuật Laser nội tĩnh mạch đã tỏ ra có nhiều ưu thế và được người bệnh chấp thuận.Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả sớm sau thực hiện kỹ thuật Laser nội tĩnh mạch trong điều trị suy tĩnh mạch mạn, giãn tĩnh mạch dưới da chi dưới.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả cắt ngang các trường hợp lâm sàng. Nghiên cứu thực hiện trong 02 năm (8/2011- 8/2013). Đánh giá kết quả điều trị qua khám lâm sàng sau thủ thuật và kiểm tra siêu âm Doppler.Kết quả nghiên cứu: Qua 02 năm, nhóm nghiên cứu đã thực hiện được 250 trường hợp suy tĩnh mạch mạn, giãn tĩnh mạch dưới da chi dưới bằng thủ thuật Laser nội tĩnh mạch. Số bệnh nhân nữ gặp nhiều hơn nam, đa số bệnh nhân trong độ tuổi 45 đến 65 và có suy tĩnh mạch mạn độ 3-4. Gần 50% các trường hợp có tổn thương suy van tĩnh mạch hiển cả hai chân. Thủ thuật Laser nội tĩnh mạch đã thực hiện an toàn trên nhóm các bệnh nhân này với kết quả tốt 98%, chỉ có 2% các trường hợp còn đau sau thủ thuật, tụ máu nhẹ vùng thực hiện thủ thuật và chủ yếu gặp ở nhóm bệnh nhân có kèm thuyên tắc tĩnh mạch nông vùng cẳng chân hay có tình trạng biến đổi màu da… Khônggặp các trường hợp có biến chứng nặng.Bàn luận và kết luận: Suy tĩnh mạch mạn, giãn tĩnh mạch dưới da chi dưới khá thường gặp trong cộng đồng. Do tính chất không cấp thiết khi bệnh chưa có các biến chứng tự nhiên nên phần nhiều người bệnh không chú trọng và khẩn trương điều trị. Áp dụng phương pháp Laser nội tĩnh mạch cho kết quả tốt với tỷ lệ thành công cao. Chỉ một số ít trường hợp bệnh nhân còn đau hay có tụ máu nhẹ tại chỗ sau thủ thuật nhưng đều có thể tự phục hồi.
#Laser nội tĩnh mạch
Nghiên cứu mối liên quan của một số yếu tố nguy cơ với suy tĩnh mạch nông chi dưới ở bệnh nhân trên 50 tuổi
Mục tiêu: Tìm hiểu mối liên quan của một số yếu tố nguy cơ với suy tĩnh mạch nông chi dưới ở bệnh nhân trên 50 tuổi. Đối tượng và phương pháp: 333 bệnh nhân trên 50 tuổi, tại Khoa Khám bệnh cán bộ - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang. Kết quả: Suy tĩnh mạch nông chi dưới hay suy tĩnh mạch mạn tính ở bệnh nhân (BN) trên 50 tuổi chiếm 44,1%. Bệnh nhân nữ bị suy tĩnh mạch mạn tính là 66,7% cao hơn bệnh nhân nam 2,6 lần (p>0,05), người béo phì bị suy tĩnh mạch mạn tính 44,3%, bệnh nhân ít vận động bị suy tĩnh mạch mạn tính là 46,2%, 70,8% bệnh nhân có tiền sử gia đình bị giãn tĩnh mạch có nguy cơ mắc suy tĩnh mạch mạn tính cao hơn 3,3 lần so với nhóm bệnh nhân không có tiền sử gia đình (p<0,05). Bệnh nhân hút thuốc lá bị suy tĩnh mạch mạn tính là 55,7%, nguy cơ mắc suy tĩnh mạch mạn tính cao hơn 2,26 lần ở bệnh nhân không hút thuốc (p<0,05), bệnh nhân có rối loạn lipid máu bị suy tĩnh mạch mạn tính 58,2 %, nguy cơ mắc suy tĩnh mạch mạn tính cao hơn 2,24 lần so với bệnh nhân không có hội chứng rối loạn lipid máu, (p<0,05). Kết luận: Bệnh nhân có tiền sử gia đình bị suy tĩnh mạch mạn tính, hút thuốc lá, rối loạn lipid máu có nguy cơ mắc suy tĩnh mạch mạn tính cao hơn nhóm không có yếu tố nguy cơ. Từ khóa: Suy tĩnh mạch mạn tính, yếu tố nguy cơ.  
#Suy tĩnh mạch mạn tính #yếu tố nguy cơ
THỰC TRẠNG SUY TĨNH MẠCH MẠN TÍNH CHI DƯỚI Ở CÔNG NHÂN MAY MẶC TỈNH THÁI BÌNH
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 520 Số 1A - 2022
Nghiên cứu được tiến hành trên 400 công nhân may thuộc 4 công ty may mặc tại Thái Bình bằng phương pháp mô tả thông qua cuộc điều tra cắt ngang nhằm mô tả thực trạng và đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới (STMMTCD) ở công nhân tại một số công ty may mặc Thái Bình. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ suy tĩnh mạch (STM) ở nhóm công nhân nghiên cứu là 75,3%. Sự khác biệt về tỷ lệ STMMTCD có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm giới tính, tư thế làm việc và tuổi nghề. Tỷ lệ STMMTCD ở nhóm công nhân có tuổi nghề dưới 5 năm chiếm 63,2% và lên tới 82.8% ở nhóm tuổi nghề từ 15 năm trở lên. Công nhân làm việc thường xuyên ở tư thế đứng mắc STMMTCD cao hơn công nhân làm việc ở tư thế ngồi thường xuyên (86.7% và 68,9%). Đa số công nhân nam không có hoặc chỉ có 1-2 triệu chứng lâm sàng, còn đối với công nhân nữ, tỷ lệ có từ 3 triệu chứng trở lên chiếm cao hơn nam, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết quả phân loại STMMTCD theo thang CEAP của công nhân từ C0 đến C3, chiếm tỷ lệ cao nhất trong nghiên cứu là những công nhân ở phân độ lâm sàng C1 (61,8%); Không gặp công nhân STMMTCD ở phân độ CEAP từ C4. Điểm VCSS trung bình của công nhân có STMMTCD là 3.69 ± 1,08 điểm.
#Công nhân may #Suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới #Thái Bình
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ Ở BỆNH NHÂN SUY TĨNH MẠCH MẠN TÍNH CHI DƯỚI TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y THÁI BÌNH
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 513 Số 2 - 2022
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và tỷ lệ một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính đến khám và điều trị tại bệnh viện Đại học Y Thái Bình. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang với 96 bệnh nhân – cỡ mẫu tính theo công thức nghiên cứu mô tả. Kết quả: Trong tổng số 96 bệnh nhân, nữ chiếm 67,8, cao gấp 2,1 lần nam; độ tuổi trung bình 64,0 ± 15,7 (từ 32 đến 86 tuổi), không có sự khác biệt giữa nam và nữ. Có 86,5% số BN bị suy tĩnh mạch cả hai chân. Có 42,7% số BN ở giai đoạn C2, chỉ 3,1% số BN ở giai đoạn C6. 88,5 số trường hợp bị suy tĩnh mạch nông, 80,2% suy tĩnh mạch sâu và 65,6% suy tĩnh mạch xiên. Tất cả (100%) số BN có triệu chứng tức bắp chân, 84,4% số BN có triệu chứng nặng chân. Chỉ 15,6% số BN có triệu chứng đau chân. Triệu chứng phù chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 91,7%, giãn tĩnh mạch lưới chiếm 69,8%. BN thay đổi màu da và loét tĩnh mạch chiếm tỷ lệ thấp nhất, 3,1%. Các yếu tố nguy cơ gây suy TMCD được xác định là tuổi từ 55 trở (80,2%), giới nữ, tình trạng đứng lâu và thường xuyên mang giày cao gót. Kết luận: Suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới có biểu hiện lâm sàng tại chỗ, có nhiều yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được, do đó có thể phòng ngừa được.
#tĩnh mạch #suy tĩnh mạch # #suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới
ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH TỔN THƯƠNG TĨNH MẠCH CHI DƯỚI TRÊN SIÊU ÂM - DOPPLER Ở BỆNH NHÂN SUY TĨNH MẠCH CHI DƯỚI MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y THÁI BÌNH
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 513 Số 2 - 2022
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh tổn thương tĩnh mạch chi dưới trên siêu âm - Doppler ở bệnh nhân suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính tại bệnh viện Đại học Y Thái Bình. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang với 96 bệnh nhân – cỡ mẫu tính theo công thức nghiên cứu mô tả. Kết quả: Đối với hệ tĩnh mạch nông, bệnh nhân bị suy tĩnh mạch hiển lớn chiếm tỷ lệ lớn nhất 33,3%. Tỷ lệ bệnh nhân bị suy cả 2 tĩnh mạch hiển là 24,0%. Ở giai đoạn C4, 5, 6 đường kính trung bình của các tĩnh mạch đùi, khoeo lớn hơn có ý nghĩa thống kê so với giai đoạn C1, 2, 3 (p < 0,05). Có 3 bệnh nhân có huyết khối chiếm tỷ lệ 3,1%. Bệnh nhân không có huyết khối chiếm 96,9%. Bệnh nhân có dòng trào ngược từ 3 - 5 giây chiếm tỷ lệ lớn nhất (47,9%). Tỷ lệ bệnh nhân có dòng trào ngược trên 5 giây chiếm 7,3%. Kết luận: Suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới đối với hệ tĩnh mạch nông chủ yếu là suy tĩnh mạch hiển lớn; đường kính trung bình của các tĩnh mạch đùi, khoeo và cẳng chân ở giai đoạn C4, C5, C6 lớn hơn có ý nghĩa thống kê so với giai đoạn C1, C2, C3 (p < 0,05).
#tĩnh mạch #siêu âm – Doppler #suy tĩnh mạch #suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới
41. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở NGƯỜI BỆNH SUY TĨNH MẠCH MẠN TÍNH CHI DƯỚI
Tạp chí Y học Cộng đồng - Tập 65 Số CD8 - Trường ĐH Nguyễn Tất Thành - Trang - 2024
Mục tiêu: Đánh giá chất lượng cuộc sống (CLCS) của bệnh nhân suy tĩnh mạch mạn tính (STM) chi dưới bằng cách sử dụng thang đo CIVIQ-20. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện từ tháng 09/2022 đến tháng 06/2024 tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM. Tổng cộng 201 bệnh nhân được chẩn đoán STM chi dưới và có chỉ định can thiệp laser nội mạch đã được đưa vào nghiên cứu. Thang đo CIVIQ-20 được sử dụng để đánh giá CLCS, tập trung vào bốn khía cạnh: Cơn đau, thể chất, tâm lý và xã hội. Kết quả: Điểm trung bình của thang đo CIVIQ-20 là 57,4 ± 8,2, cho thấy chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ở mức trung bình. Khía cạnh xã hội có điểm số thấp nhất (trung bình: 8), cho thấy các hoạt động xã hội và mối quan hệ xã hội bị ảnh hưởng tiêu cực nhất bởi STM. So sánh với các nghiên cứu trước đó tại Việt Nam, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân trong nghiên cứu này tốt hơn, nhưng vẫn thấp hơn so với các nghiên cứu ở các khu vực khác. Kết luận: Suy tĩnh mạch chi dưới ảnh hưởng đáng kể đến CLCS của bệnh nhân, đặc biệt là trong khía cạnh xã hội. Cần ưu tiên các can thiệp nhằm cải thiện chức năng xã hội để nâng cao CLCS tổng thể cho nhóm bệnh nhân này.
#Suy tĩnh mạch mạn tính #Chất lượng cuộc sống #Thang đo CIVIQ-20
Kiến thức và thực hành tự chăm sóc của người bệnh suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐIỀU DƯỠNG - Tập 4 Số 4 - Trang 16-23 - 2021
Mục tiêu: Mô tả thực trạng kiến thức tự chăm sóc của người bệnh suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang sử dụng bộ câu hỏi tự điền để thu thập số liệu từ 81 người bệnh suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính điều trị tại Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình trong thời gian từ 01/05/2020 đến 30/06/2020. Kết quả: Đa sốngười bệnh (75,3% - 97,5%) nhận biết được các biểu hiện lâm sàng đặc trưng của suy tĩnh mạch chi dưới. Tỷ lệ người bệnh nhận thức đúng về chế độ làm việc và sinh hoạt là yếu tố nguy cơ, sử dụng thuốc điều trị củng cố, tự theo dõi bệnh và tái khám lần lượt là 80,2%; 81,5% và 82,7%. Về thực hành, 67,9% và 29,6% người bệnh đã tái khám khi thấy bất thường và tái khám theo hẹn; 64,2% và 33,3% người bệnh đã thực hiện đầy đủ và đúng một phần việc duy trì tư thế. Chỉ có 14,8% người bệnh biết được phù chân là một biểu hiện của suy tĩnh mạch chi dưới; 10% trả lời đúng hoàn toàn các kiến thức về điều chỉnh lối sống và chế độ sinh hoạt; 18,5% mang tất áp lực trên 16 tiếng mỗi ngày, 2,5% từng bỏ hẹn tái khám và chưa thực hiện điều chỉnh tư thế phù hợp với suy tĩnh mạch chi dưới. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy bên cạnh những nội dung tự chăm sóc đã được nhiều người bệnh biết và thực hiện, vẫn còn những nội dung tự chăm sóc quan trọng chưa được nhiều người bệnh biết hoặc thực hiện đầy đủ.
#Suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính #tự chăm sóc #người bệnh
Nghiên cứu ứng dụng sóng cao tần trong điều trị suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới tại bệnh viện quốc tế Minh Anh
Bệnh nhân suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới được điều trị bằng sóng cao tần tại Bệnh viện Quốc tế Minh Anh. Tỷ lệ nữ/nam là 3/1 (nữ chiếm 74,9%), tuổi trung bình là 56 ± 4,8 tuổi, phân độ CEAP cho thấy độ C2, C3 chiếm đa số. Tĩnh mạch hiển lớn tắc hoàn toàn trên siêu âm doppler kiểm tra sau 1 tháng chiếm tỷ lệ là 95%. Biến chứng: không có biến chứng huyết khối tĩnh mạch sâu, dị cảm 20 trường hợp (8%), xuất huyết khu trú vùng đùi 38 trường hợp (15%), xuất huyết rộng vùng đùi 1 trường hợp (0,4%). 226 trường hợp (90%) đau rất ít hoặc không đáng kể, 20 trường hợp (8%) đau trung bình và 5 trường hợp (2%) đau nhiều sau can thiệp. Đa số bệnh nhân đều hài lòng sau thủ thuật 96,2%.
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG BỆNH NHÂN SUY TĨNH MẠCH CHI DƯỚI SAU ĐIỀU TRỊ LASER NỘI TĨNH MẠCH BẰNG THANG ĐIỂM CIVIQ-14
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 527 Số 1 - 2023
Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá sự thay đổi chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy tĩnh mạch chi dưới trước và sau điều trị Laser nội mạch. Đối tượng – phương pháp: đây là nghiên cứu hồi cứu mô tả loạt ca nhằm đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy tĩnh mạch mạn tính được điều trị laser nội mạch bằng thang điểm CIVIQ-14. Kết quả:  từ 01/2020 đến 06/2021 tại khoa Ngoại Lồng Ngực – Mạch Máu BV Đại Học Y Dược TPHCM, 103 BN (156 chân) được thực hiện thủ thuật Laser nội mạch bước sóng 1470nm, 53 BN được can thiệp cả 2 chân, 50 BN can thiệp 1 chân. Trong đó, 66 nữ (64%), 37 nam (36%), tuổi trung bình 55,2 ± 11,8 (27 – 70). 52/103 BN (50,5%) được phẫu thuật Muller kèm theo. Điểm CIQIV-14 trung bình thay đổi trước và sau thủ thuật: Đau, Thể chất, Tâm lý thay đổi tương ứng 2,6 ± 2,6; 5,2 ± 4,6; 5,8 ± 5,4; tổng điểm trung bình thay đổi 13,7 ± 7,5. Tất cả BN đều hài lòng 40,8% hoặc rất hài lòng 59,2%. Không có BN không hài lòng. Kết luận: sự thay đổi của phương diện “đau”, “tâm lý” và “xã hội” thông qua bộ 14 câu hỏi trong thang điểm CIVIQ-14. Kết quả cho thấy sự thay đổi một cách rõ rệt và có ý nghĩa thống kê. 100% các BN đều hài lòng hoặc rất hài lòng sau thủ thuật. Có 59,2% ở mức hài lòng và 40,8% mức rất hài lòng.
#suy tĩnh mạch mạn tính #laser nội mạch #thang điểm CIVIQ-14
Tổng số: 13   
  • 1
  • 2